DT EXPRESS nhận gửi khẩu trang y tế, khẩu trang vải đi quốc tế MỸ, EU
Tổng cục Hải quan vừa cập nhật thông tin trên theo thông báo của Văn phòng Chính phủ liên quan đến kiến nghị cho xuất khẩu khẩu trang y tế của Ban Chỉ đạo quốc gia.
Sẽ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 20 theo hướng cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế theo nguyên tắc bảo đảm nhu cầu sử dụng, còn lại được xuất khẩu
Theo thông báo 155 ngày 15.4 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý xuất khẩu khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch theo nguyên tắc bảo đảm đủ nhu cầu trong nước (kể cả dự trữ) và chỉ xuất khẩu cho các nước bị ảnh hưởng nặng của dịch bệnh. Hai Bộ Y tế, Công thương và các cơ quan liên quan được chỉ đạo phải xử lý nhanh việc này, không để lỡ thời cơ. Bộ Y tế khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi Nghị quyết 20 ngày 28.2.2020 để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nêu trên.
Trước đó, ngày 28.2, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 20 về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19. Trong quá trình triển khai thực hiện, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, một số doanh nghiệp đã thắc mắc về việc xuất khẩu khẩu trang vải (bao gồm cả khẩu trang vải kháng khuẩn) và phản ánh những khó khăn trong việc xuất khẩu khẩu trang vải, chủ yếu do khó khăn trong việc phân biệt khẩu trang vải và khẩu trang y tế.
Đến ngày 10.4, Bộ Y tế đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số nội dung liên quan đến khả năng cung ứng và nhu cầu trong nước, khả năng xuất khẩu khẩu trang để phòng, chống dịch Covid-19. Theo báo cáo, khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn được các đơn vị sản xuất theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất và quy định tại Quyết định số 870 ngày 12.3 của Bộ Y tế, không phải khẩu trang y tế nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết số 20.
Về xuất khẩu đối với khẩu trang y tế, Bộ Y tế cũng có kiến nghị, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 20 theo hướng cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế theo nguyên tắc bảo đảm nhu cầu sử dụng, còn lại được xuất khẩu. Các đơn vị xuất khẩu phải tập trung cho các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh gia tăng nhanh thì lập tức dừng việc xuất khẩu khẩu trang y tế.
Theo thống kê của Bộ Công thương, hiện đang có 20 doanh nghiệp dệt may đang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn, tính đến cuối tháng 3, lượng khẩu trang cung ứng ra thị trường đạt gần 60 triệu chiếc. Trong khi đó, theo tính toán của Bộ Y tế, đến cuối tháng 3, Việt Nam cần khoảng 30 triệu chiếc khẩu trang. Như vậy với năng lực sản xuất hiện nay, ngành dệt may hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất khẩu trang trong nước. Nhiều doanh nghiệp đã đề xuất phương án được Nhà nước hỗ trợ tìm đơn hàng xuất khẩu khẩu trang.